Hệ thống điều hòa ô tô là nơi tạo ra hơi mát nhằm mang tới sự thoải mái cho toàn bộ những người ngồi trên xe, tuy vậy nó cũng gây ra không ít phiền toái và chủ xe tại VN cũng phải bỏ khá nhiều tiền để bảo dưỡng và sửa chữa chúng.
Vậy máy lanh xe ô tô được cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Khi sử dụng cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng gara chuyên sửa máy lạnh ô tô uy tín tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
I. Cấu tạo hệ thống điều hòa ô tô
Được cấu tạo khá phức tạp bởi nhiều bộ phận khác nhau, đặc biệt khi được sử dụng trên ô tô, chúng còn có nhiều cơ cấu hoạt động thông minh, vì vậy mà chúng khác xa so với điều hòa dân dụng tại nhà. Dưới đây là những bộ phận chính, quyết định vấn đề hoạt động của hệ thống mà bạn nên tìm hiểu:
1. Máy nén điều hòa/ lốc lạnh điều hòa
Máy nén được xem là bộ phận trung gian giữa dàn hơi và dàn lạnh. Nó được dẫn động bởi dây đai động cơ và ly hợp từ. Máy nén là bộ phận chuyển đổi chất làm mát từ dàn hơi lạnh với áp suất thấp, thành khí lạnh với áp suất cao và di chuyển tới dàn lạnh.
2. Van tiết lưu
Khi môi chất chuyển thành dạng lỏng với nhiệt độ và áp suất cao đi qua van tiết lưu, sẽ được chuyển thành môi chất lạnh với nhiệt độ và áp suất thấp. Tùy thuộc vào nhiệt độ thực tế trong xe mà van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh phun vào giàn lạnh.
3. Dàn nóng
Được cấu tạo từ các ống nhỏ và cánh nhôm tản nhiệt, chúng được lắp đặt đàng trước két nước. Dàn nóng hệ thống điều hòa ô tô giúp chuyển hóa môi chất lạnh từ dạng hơi thành dạng lỏng ở áp suất và nhiệt độ cao.
4. Dàn lạnh
Dàn lạnh có hình dạng thiết kế nhỏ hơn so với dàn nóng. Nó đảm nhận nhiệm vụ khiến môi chất hạng hơi bay hơi ở nhiệt độ và áp suất thấp. Khi môi chất lạnh giảm nhiệt độ đột ngột, thì sẽ tỏa hơi lạnh làm mát không khí.
5. Quạt lồng sóc
Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ đưa luồng hơi lạnh từ dàn lạnh tới cabin xe. Tùy thuộc vào thiết kế và vị trí lắp đặt khe cửa gió của từng loại xe, mà sẽ có số lượng quạt lồng sóc tương ứng.
6. Bộ lọc khô
Bộ phận cuối cùng cấu tạo nên hệ thống lạnh ô tô đó chính là bộ lọc khô. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ loại bỏ hơi nước lẫn trong môi chất, qua đó hạn chế tối đa tình trạng nước đóng băng khiến hệ thống hư hỏng.
Ngoài ra, các bạn cũng còn phải kể đến những chi tiết quan trọng khác, mà khi đi bảo dưỡng/ sửa chữa chúng sẽ thấy xuất hiện: phin lọc gas, môi chất lạnh, bộ sấy, đường ống áp suất cao/ thấp áp.
II. Điều hòa ô tô hoạt động ra sao?
Hệ thống điều hòa ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý khép kín sau:
Máy nén kết nối với động cơ xe thông qua dây curoa, nén khí lạnh ở áp suất cao. Lúc này, nhiệt độ của chất làm lạnh sẽ gia tăng và bị đẩy sang dàn nóng, từ đó chất làm lạnh hóa dạng lỏng do tản nhiệt ở áp suất cao.
Sau đó, chất làm lạnh lại được đẩy sang van tiết lưu, do áp suất giảm đột ngột nên chúng bị hóa hơi và chuyển tới dàn lạnh. Tại dàn lạnh, hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra khoang cabin ô tô để làm mát không khí.
> Nếu xe của bạn đang bị các hiện tượng không lạnh, lúc có lạnh lúc không, có thể xem ngay bài viết: chi tiết các lỗi hư hỏng của máy lạnh ô tô
III. Sử dụng điều hòa ô tô đúng cách và tiết kiệm
Để sử dụng điều hòa ô tô tiết kiệm và hạn chế tối đa những hư hỏng có thể xảy ra, bạn nên lưu ý những điều sau:
1. Không nên bật điều hòa trước khi khởi động động cơ
Khi bạn bật điều hòa trước hoặc cùng thời điểm khởi động xe sẽ gây tiêu hao rất nhiều năng lượng, từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của ắc-quy xe và hệ thống làm lạnh.
Để tiết kiệm điện năng và giữ tối đa tuổi thọ cho các thiết bị, bạn nên khởi động xe khoảng 10 phút, mở toàn bộ cửa để khí nóng thoát ra ngoài rồi mới bật điều hòa.
2. Đóng kín toàn bộ cửa khi mở điều hòa
Khi bật điều hòa, bạn hãy chú ý đóng kín toàn bộ cửa xe để không cho hơi lạnh thoát ra ngoài. Điều này giúp tiết kiệm được khá nhiều nhiên liệu tiêu hao.
Để có thể thoải mái hơn trong khi sử dụng, bạn có thể vừa mở hệ thống điều hòa ô tô và điều chỉnh chế độ quạt gió phù hợp.
3. Lấy gió ngoài để có tránh ngột ngạt
Khi thời tiết bình thường, đường xá sạch sẽ, thì bạn nên để chế độ lấy gió ngoài nhằm tăng thêm dưỡng khí cho hành khách. Các bạn có thể xem chi tiết: Cách lấy gió điều hòa trên ô tô
4. Tắt hệ thống điều hòa khi trời mưa
Điều cần chú ý tiếp theo, đó là khi sử dụng xe trong điều kiện mưa gió hay ngập nước, bạn nên tắt hệ thống điều hòa để tránh việc rác bẩn hay nước xâm nhập vào hệ thống gây hư hỏng.
5. Tắt hệ thống điều hòa và mở cửa trước khi dừng xe
Trước khi dừng xe khoảng 10 phút, bạn nên tắt điều hòa trước, sau đó là mở cửa để không khí lưu thống rồi mới tắt máy.
6. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa định kỳ
Cuối cùng, bạn nên bảo dưỡng hệ thống điều hòa định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để gia tăng tuổi thọ, đồng thời sớm phát hiện ra những hư hỏng để khắc phục.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống điều hòa ô tô mà gara chuyên sửa lỗi điều hòa ô tô chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.
Hoặc nếu bạn đang cần hỗ trợ sửa chữa, có thể liên hệ với chúng tôi. Chúc các bạn lái xe an toàn!.
Xem thêm: Giá nạp gas điều hòa ô tô