Có rất nhiều người sử dụng xe ô tô nhưng lại không biết thước lái ô tô là gì, và chỉ khi bộ phận này gặp vấn đề thì mới đi tìm hiểu về chúng.
Vậy bài viết sau đây, 911workshop.com sẽ giới thiệu cho các bạn thước lái xe ô tô là gì? Những vấn đề thường gặp phải trên bộ phận này? Để từ đó các bạn có thể hiểu thêm về chúng.
1. Thước lái ô tô là gì?
Thước lái trên xe ô tô là chi tiết trên hệ thống lái của mỗi chiếc xe, chúng đảm nhận nhiệm vụ điều hướng xe theo cử động tay của người lái thông qua vô lăng. Đối với những dòng xe đời mới hiện nay, đa số các nhà sản xuất xe đều sẽ trang bị thêm một hệ thống trợ lực lái để việc điều khiển xe trở nên nhẹ nhàng hơn.
Thước lái ô tô là bộ phận vô cùng chắc chắn và có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, thế không có nghĩa là chúng không gặp phải những vấn đề sau một thời gian dài sử dụng xe.
Khi bộ phận này gặp trục trặc, bạn nên mang xe tới các garage sửa chữa thước lái chuyên nghiệp để khắc phục nhanh nhất có thể. Bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng điều khiển xe của người lái, đồng thời chi phí để thay thế bộ phận này là rất cao.
2. Cấu tạo thước lái ô tô
Hệ thống lái lái được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính, bao gồm: Khớp các đăng, Trục xoay vô lăng, Thanh răng trong phần thước lái, Tay đòn và Khớp bẻ lái. Còn cấu tạo thước lái ô tô bao gồm: thân thước lái, chụp bụi, rotyun lái trong/ ngoài, hệ thống điều khiển điện (thước lái điện/ điện tử Drive by wire). Cụ thể hơn các bạn có thể xem hình dưới đây:
Mỗi bộ phận cấu tạo thước lái đều có những nhiệm vụ khác nhau để người lái có thể điều khiển xe dễ dàng hơn.
3. Cân chỉnh thước lái có khó không?
Việc cân chỉnh thước lái đòi hỏi người thực hiện phải có cho mình những kiến thức chuyên nghiệp và hiểu sâu về chúng. Bởi thước lái bao gồm nhiều hệ thống liên quan, nếu chỉnh thước lái sai lệch sẽ làm cho vô lăng – lốp và tất cả các bộ phận thước lái khác nhanh hư hỏng.
Ngày nay, việc xe trang bị các loại thước lái trợ lực điện, khiến cho việc cân thước lái và cài đặt thước lái càng trở nên khó khăn hơn. Có nhiều bài viết về hướng dẫn căn chỉnh thước lái, chỉ với vài bước đơn giản, nhưng thực chất chúng cần kết hợp nhiều thao tác kỹ thuật cao hơn nữa, nhất là đối với thước lái điện. Và chúng tôi khuyến cáo chủ xe không nên tự căn chỉnh thước lái ô tô tại nhà.
4. Thời điểm bảo dưỡng thước lái
Khi phát hiện những dấu hiệu của việc vô lăng sai lệch, lốp mòn lớn, việc đánh lái khó khăn hơn, là lúc bạn nên đi bảo dưỡng thước lái. Ngoài ra, sẽ có những trường hợp bắt buộc khác mà bạn cần bảo dưỡng thước lái ô tô đó là:
- Khi thay lốp xe mới.
- Sau khi bảo dưỡng hoặc thay thế các chi tiết ở hệ thống treo/ gầm xe.
- Khi xe bạn bị tai nạn, va đập mạnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sửa chữa xe ô tô cũng khuyến cáo người dùng rằng nên mang xe tới các gara ô tô uy tín để căn chỉnh và bảo dưỡng hệ thống thước lái ô tô định kỳ trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng, hoặc sau 10.000 km vận hành.
5. Những dấu hiệu cho thấy thước lái ô tô đang gặp trục trặc
#Tay lái nặng
Tay lái nặng sẽ khiến người lái phải mất rất nhiều sức để có thể điều hướng chiếc xe di chuyển theo ý của mình. Và trong những tình huống bất ngờ xảy ra, người lái rất khó có thể xử lý nhanh nên việc xảy ra va chạm là rất dễ xảy ra. Nguyên nhân khiến tay lái nặng có thể là do hết dầu trợ lực lái, hoặc bơm trợ lực lái đang gặp vấn đề.
#Trả lái chậm
Tình trạng trả lái chậm diễn ra có thể là do bơm trợ lực lái hoạt động kém hiểu quả. Cụ thể, khi người lái đánh lái mà bơm hoạt động không hiệu quả nên áp suất và lưu lượng dầu bơm không đủ, điều này khiến thước lái di chuyển chậm hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, những thợ sửa chữa ô tô lâu năm còn cho rằng, việc trả lái chậm cũng có thể là do xéc măng của thước lái bị hở khiến dầu lọt vào khoang nên xảy ra tình trạng này. Tình trạng này thường đi kèm với việc tay lái nặng.
#Thước lái ô tô bị chảy dầu
Tình trạng chảy dầu ở thước lái thường là do nước lọt vào và bụi bẩn bám lâu ngày khiến bộ phận này hư hỏng. Vấn đề này khá dễ xử lý, nhưng nếu bạn không sớm khắc phục thì rất có thể toàn bộ hệ thống lái sẽ hư hỏng.
#Xuất hiện tiếng động lạ ở hệ thống lái
Khi bạn đánh lái mà nghe thấy có những tiếng động lạ phát ra ở hệ thống lái, thì có nghĩa rằng hệ thống lái đang gặp vấn đề. Nguyên nhân ở đây có thể là do thiếu dầu trợ lực lái, bơm trợ lực hoạt động không hiệu quả, bạc lái mòn hoặc rơ…
#Vành tay lái bị rơ
Hiện tượng rơ vành tay lái thường chỉ xuất hiện khi chiếc xe đã hoạt động được một thời gian dài, lúc này các khớp nối, khớp trục trung gian và trục các đăng lái đã bị mài mòn khiến độ trễ khi lái xe gia tăng. Độ rơ vành tay lái cũng tỷ lệ thuận với độ rơ của hệ thống lái.
6. Làm gì khi hệ thống thước lái ô tô gặp vấn đề?
Khi thước lái ô tô gặp vấn đề thì bạn cần cân chỉnh lại hệ thống thước lái, phục hồi các chi tiết gặp vấn đề hoặc quá nặng thì bạn cần phải thay thước lái. Bạn có thể cân chỉnh thước lái theo 2 cách khác nhau đó là: cân chỉnh bằng thước kéo hoặc cân chỉnh bằng dây.
Việc cân chỉnh thước lái sẽ khắc phục được những tình trạng như: loại bỏ tình trạng xe bị nhao lái, lốp mòn không đều, vô lăng bị xô lệch và gia tăng tuổi thọ cho lốp xe, đồng thời giúp việc điều khiển xe trở nên dễ dàng hơn.
7. Gara sửa chữa thước lái ô tô uy tín
911 Workshop là một trong số ít ga ra sửa chữa ô tô đời mới và cao cấp ở Bắc Ninh, với cơ sở hiện đại và kỹ thuật viên sửa thước lái chuyên sâu. Các hạng mục sửa thước lái xe ô tô/ dịch vụ sửa chữa ô tô đều được bảo hành lên tới 1 năm để đảm bảo sự uy tín và chất lượng của mình.
Mọi vấn đề về thước lái xe hơi đời mới sẽ được ga ra xử lý hoàn hảo và làm việc trên quy trình hiện đại với đầy đủ các máy móc hỗ trợ kèm theo.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về thước lái ô tô. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã có thêm những kinh nghiệm bảo vệ và chăm sóc chiếc xe của mình một cách hiệu quả hơn!. Hoặc liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm.