Hư hỏng phanh ô tô khiến tính an toàn khi sử dụng xe bị ảnh hưởng. Vậy nên, nếu có những dấu hiệu của lỗi phanh mà không sớm nhận biết để đưa sớm đưa ra biện pháp khắc phục, thì lái xe có nguy cơ gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Ngày nay, các hãng xe liên tục không ngừng áp dụng các thành tựu của ngành công nghiệp điện tử vào các mẫu xe đời mới, từ đó mà phanh xe ô tô cũng đã được cải tiến để sở hữu những tính năng an toàn một cách chủ động, qua đó gia tăng tính an toàn khi sử dụng xe cho người dùng.
Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng hoặc dưới các tác nhân từ môi trường… thì hệ thống phanh sẽ gặp phải những hư hỏng. Vậy khi hệ thống phanh xe hơi hư hỏng, người lái có thể nhận biết qua những dấu hiệu nào? Hãy cùng gara sửa gầm ô tô uy tín chúng tôi tìm hiểu qua 5 dấu hiệu nhận biết ngay bài viết sau đây!
1. Hư hỏng phanh ô tô nếu có cảm giác bị nặng
Phanh ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý là tạo ra lực ma sát lớn nhằm giảm tốc độ hoặc dừng xe hẳn lại. Khi phanh ô tô xuất hiện tình trạng nặng phanh, người điều khiển cần phải đạp mạnh chân phanh mới có thể hãm tốc độ lại được.
Các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phanh bị nặng có thể kể tới như:
- Các mối nối trên hệ thống phanh bị lỏng.
- Van hoặc gioăng bọc màng chân không bị hỏng.
- Van điều khiển hệ thống bơm dầu bị lỗi.
- Đường ống chân không bị hở hoặc đang tắc nghẽn.
- Đường ống xả khí tắc.
- Phanh ô tô bị bó, phanh nhả chậm hoặc không nhả.
Tình trạng xấu nhất khi lỗi phanh bị nặng có thể xảy ra là khi đạp hết cơ phanh, nhưng hiệu suất phanh lại không cao, xe có thể bị mất phanh dẫn tới những nguy hiểm khôn lường.
2. Lực phanh bị yếu, hiệu suất phanh không cao
Sau một thời gian hoạt động, do hệ thống phanh phải liên tục chịu những tác động của nhiệt độ do quá trình ma sát tạo ra, từ đó phanh bị mài mòn dần và lực phanh cũng yếu dần.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hư hỏng phanh ô tô này có thể là do:
- Má phanh quá mòn, dính nước hoặc dầu trong quá trình hoạt động.
- Hệ thống phanh ô tô không được cung cấp đủ dầu.
- Có khí lạ xuất hiện ở hệ thống phanh.
- Xylanh chính của phanh bị bó cứng.
- Hư hỏng các đường chân không.
Để hạn chế tình trạng phanh yếu, hiệu suất kém, người lái không nên phanh gấp, phanh giật cùng hoặc hay rà phanh trên đường cao tốc. Ngoài ra, việc thường xuyên chở quá trọng tải cho phép cũng khiến phanh nhanh yếu hơn.
3. Lỗi phanh ô tô bị kêu
Tình trạng phanh phát ra những âm thanh chói tai như tiếng rít là hiện tượng khá thường xuyên gặp phải. Nguyên nhân có thể kể tới như:
- Má phanh bẩn.
- Má phanh bị mòn, lỏng.
- Lỏng các đầu nối ở mâm phanh.
- Phanh bị đọng nước sau khi rửa xe, hoặc do di chuyển dưới trời mưa.
Để loại bỏ hiện tượng phanh bị kêu, chủ xe cần vệ sinh lại hệ thống phanh, siết chặt lại má phanh hoặc thay mới nếu nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng.
4. Bàn đạp phanh bị thấp, bị rung/giật
Khi đạp phanh, nếu nhận thấy có hiện tượng bàn đạp bị rung/giật thì đây cũng là dấu hiệu hư hỏng phanh ô tô. Nguyên nhân được xác định là do:
- Thiếu dầu phanh, nhiên liệu không được cung cấp đầy đủ và liên tục.
- Trống phanh hoặc đĩa phanh bị biến dạng hoặc hao mòn.
- Lò xo hoạt động kém hiệu quả do gãy hoặc nhão.
- Vênh van không khí chân không.
- Thanh đẩy mất kiểm soát.
- Khe hở giữa xylanh và thanh đẩy điều chỉnh lớn.
Đối với tình trạng này, nhiều chủ xe lựa chọn phương án giải quyết là tiện lại bề mặt đĩa phanh. Tuy nhiên, cách này được các chuyên gia ô tô khuyến cáo là không nên lạm dụng. Bởi khi tiện càng vào sâu, thì lớp kim loại của đĩa phanh hoặc trống phanh càng nhanh bị hao mòn, khiến bàn đạp phanh càng rung và giật mạnh hơn khi hoạt động.
5. Hệ thống bị bó cứng phanh – mất phanh
Bó cứng phanh – mất phanh là hiện tượng nguy hiểm nhất có thể dẫn tới những tai nạn thảm khốc. Hiện tượng này thường xuất phát bởi những nguyên nhân sau:
- Van điều khiển gặp vấn đề.
- Mất áp suất dầu phanh.
- Không khí lọt vào do ống dẫn dầu bị hở.
- Lỗi xylanh chính.
- Thanh đẩy không kiểm soát được.
Khi nhận thấy phanh bị bó cứng – mất phanh, tài xế nên bình tĩnh xử lý, không được tắt máy mà hãy giảm tốc độ bằng cách giảm chân ga. Đồng thời không nên chỉ tập trung vào việc làm sao để giảm tốc độ nhanh nhất, mà hãy quan sát diễn biến trên đường để điều khiển xe an toàn nhất có thể. Đồng thời, lái xe nên bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn liên tục hoặc sử dụng còi để cảnh báo tới các phương tiện khác đang lưu thông cùng.
Hệ thống phanh đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng khi sử dụng xe. Vậy nên, khi nhận thấy dấu hiệu hư hỏng phanh ô tô, chủ xe nên nhanh chóng kiểm tra và đưa ra biện pháp sửa chữa kịp thời nhằm hạn chế tai nạn có thể xảy ra.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hệ thống phanh cần được bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 50.000-100.000 km. Tuy nhiên, xe chạy trong đô thị cần phải dùng phanh liên tục, xe chạy trên địa hình nhiều bụi bẩn, xe ô tô đời cũ sẽ phải bảo dưỡng thường xuyên hơn để đảm bảo vận hành trơn tru nhất.