Lấy gió trong, gió ngoài là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Khi nào thì nên lấy gió điều hòa ô tô? Và cách lấy gió điều hòa ô tô ra sao? Hiểu được những điều này, sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được hệ thống điều xe hòa ô tô một cách hiệu quả nhất, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho tất cả các hành khách trên xe trong mọi điều kiện vận hành, cũng như tránh phải sửa điều hòa ô tô lãng phí.
Hầu hết những dòng ô tô đời mới hiện nay được đều trang bị chế độ lấy gió trong hoặc lấy gió ngoài thông qua hệ thống điều hòa xe ô tô. Cách lấy gió điều hòa cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần bật điều hòa sau đó nhấn nút chọn chế độ lấy gió được bố trí trên bảng taplo.
Lấy gió điều hòa ô tô ngoài là như thế nào?
Ở chế độ này, hệ thống điều hòa sẽ lấy nguồn gió từ môi trường bên ngoài, lọc gió sẽ lọc bụi bẩn rồi thổi không khí vào bên trong khoang cabin xe. Cách lấy gió điều hòa này có một ưu điểm lớn đó là tạo ra sự lưu thông không khi cho khoang cabin. Đặc biệt, cách lấy gió ngoài còn giúp người lái và tất cả các hành khách không bị thiếu oxy và cảm thấy bí bách khi ngồi lâu bên trong xe (c).
Tuy nhiên, nếu xe đi ngang qua những đoạn đường có nhiều khói bụi hay có mùi hôi… thì những người ngồi trong xe cũng bị ảnh hưởng bởi những mùi khó chịu này. Đồng thời, do lấy không khí bên ngoài trời nên khả năng làm mát sẽ chậm hơn.
Lấy gió trong của điều hòa xe ô tô là như thế nào?
Ngược với cách lấy gió ngoài, cách lấy gió điều hòa ô tô trong sử dụng nguồn không khí có sẵn ở trong xe, đưa qua lọc gió lạnh và quay ngược về các cửa gió để làm mát cho xe. Đây là chế độ được hầu hết các bác tài sử dụng, nhờ ưu điểm tránh được những mùi hôi khó chịu và không khí ô nhiễm bị hút vào bên trong khoang lái.
Đồng thời, chế độ lấy gió trong có khả năng làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn khi động cơ không cần chia nhiều năng lượng để kéo máy lạnh như chế độ lấy gió ngoài.
Tuy nhiên, việc lấy gió trong trong một thời gian dài sẽ khiến lượng oxy bên trong cabin giảm dần. Nếu kéo dài sẽ dẫn tới mệt mỏi và uể oải cho tất cả những người ngồi trên xe, đặc biệt là trong những chuyến hành trình dài.
#Lấy gió điều hòa ô tô trong ở một số trường hợp khác
Đối với những chiếc xe được trang bị điều hòa tự động, thì sau một thời gian dài lấy gió trong, chiếc xe sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài để cung cấp oxy mới cho khoang cabin. Việc lấy gió trong hay gió ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ bên trong xe, mức chênh lệch nhiệt đô ben ngoài và nhiệt độ được cài đặt.
Một số xe cao cấp còn được trang bị các cảm biến đánh giá chất lượng của không khí. Khi nhận thấy chất lượng không khí bên ngoài không đạt tiêu chuẩn, hệ thống điều hòa tự động sẽ chuyển sang chế độ lấy gió trong. Thế nhưng, bạn cũng cần phải chủ động trong việc lấy gió để sử dụng điều hòa một cách hiệu quả nhất.
Khi nào lên lấy gió ngoài?
Dựa vào những điều đã nói ở trên, 911 Workshop khuyên bạn nên để xe lấy gió điều hòa ô tô ngoài khi:
- Khi xe mới nổ máy, kết hợp với việc mở cửa kính để giảm mức tiêu hao nhiên liệu, thanh lọc và làm mới không khí bên trong khoang cabin, cũng như tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bước vào xe, đặc biệt là khi xe đậu quá lâu dưới ánh nắng gay gắt.
- Khi lái xe liên tục, di chuyển xa. Cứ khoảng 30 phút bạn nên chủ động lấy gió ngoài khoảng 5 phút. Cách lấy gió điều hòa này sẽ giúp khoang cabin trở nên thông thoáng, giúp tất cả mọi người ngồi trên xe không quá bí bách và khó chịu.
Khi nào thì nên lấy gió trong?
Tương tự như trên, người lái cũng nên chủ động trong việc lấy gió điều hòa ô tô trong khi:
- Xe bắt đầu di chuyển để rút ngắn thời gian làm mát cho cabin.
- Di chuyển đoạn ngắn hoặc chạy xe trong đô thị, nhưng đoạn có mùi hôi, bụi bẩn, ô nhiễm không khí.
- Chạy xe dưới mưa hoặc những nơi có điều kiện ẩm ướt nhằm hạn chế hơi nước từ bên ngoài bị hút vào khiến khoang cabin ẩm ướt, nấm mốc trong hệ thống điều hòa.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã biết cách lấy gió điều hòa ô tô và nên lấy gió trong hay lấy gió ngoài trong những trường hợp nào. Từ đó giúp bảo vệ hệ thống điều hòa, đồng thời cũng bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người ngồi trên xe.