Bơm xăng ô tô đảm nhận nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu tới buồng đốt để động cơ có thể vận hành. Khi bơm xăng hỏng, động cơ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau như giảm công suất, xe khó khởi động, tiêu tốn nhiều nhiên liệu…
Vậy bơm xăng xe ô tô là gì? Chúng vận hành như thế nào? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chúng đang hư hỏng? Hãy cùng gara ô tô chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhất qua bài viết sau đây!
I. Bơm xăng ô tô là?
Là bộ phận nằm trong hệ thống nhiên liệu, chúng đảm nhận chức năng dẫn xăng từ bình chứa nhiên liệu đi vào động cơ bằng cách tạo ra áp suất để đẩy xăng.
Chỉ số áp suất khi bơm hoạt động phải luôn duy trì tại mức 30 – 80 PSI. Nếu như áp suất nhiên liệu thấp hơn mức trên, động cơ xe sẽ dẫn tới nhiều vấn đề như xe bị rung giật, hay chết máy giữa chừng. Ngược lại, nếu áp suất nhiên liệu quá cao có thể khiến động cơ không đốt hết được nhiên liệu, dẫn tới tình trạng hao xăng, xe nhiều khí thải…
1. Vị trí lắp đặt bơm nhiên liệu xe ô tô
Thường được lắp đặt bên ngoài hoặc bên trong thùng chứa nhiên liệu. Đối với những mẫu xe có bơm xăng được lắp đặt trong thùng nhiên liệu, thì tiếng ồn khi bơm xăng hoạt động sẽ được hạn chế.
Đồng thời, nhiên liệu cũng chính là dung dịch để làm mát và bôi trơn các chi tiết của bơm khi vận hành. Qua đó giảm thiểu tình trạng thiếu nhiên liệu khi xe quay vòng nhanh, phanh hoặc tăng tốc khiến xăng nghiêng hẳn về một góc.
2. Nguyên lý hoạt động của bơm xăng ô tô
Nguyên lý hoạt động của bơm xăng xe ô tô như sau:
- Trước khi động cơ được khởi động, ECU sẽ giới hạn thời gian bơm làm việc.
- Khi khởi động, ECU động cơ sẽ kích hoạt rơ le điện để cung cấp điện áp tới bơm xăng nhằm tạo áp suất trong bình chứa nhiên liệu.
- Khi động cơ vận hành, xăng sẽ được bơm hút vào lần lượt từ: lưới lọc – van một chiều – lọc xăng - ống cấp nhiên liệu và ra vòi phun.
- Khi bơm xăng ngừng hoạt động, van một chiều sẽ duy trì lượng áp suất còn dư bên trong hệ thống.
Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu, lọc xăng đảm nhận vai trò lọc bỏ đi các tạp chất bẩn lẫn trong xăng khiến kim phun tắc nghẽn. Trong khi đó, van điều áp đảm nhận chức năng giúp ổn định áp suất trên hệ thống để đưa lượng xăng thừa trở về bình chứa nhiên liệu.
Ngay sau khi động cơ khởi động, bơm nhiên liệu sẽ liên tục hoạt động cho tới khi động cơ tắt. Ngày nay, để đảm bảo tối đa tính an toàn, nhiều mẫu xe đời mới còn được các nhà sản xuất trang bị thêm một công tắc an toàn dựa trên tốc độ của xe để hoạt động, qua đó hạn chế tình trạng cháy nổ do xăng.
II. Dấu hiệu nhận biết bơm xăng đang gặp vấn đề
Thông thường, bơm xăng ô tô có tuổi thọ rất cao. Tuy nhiên, sau thời gian dài hoạt động thì cũng không thể tránh khỏi những hư hỏng nhất định. Dưới đây là 7 dấu hiệu báo rằng bơm xăng xe ô tô đang hư hỏng mà 911 workshop thường gặp:
1. Khó khởi động xe
Một trong 7 dấu hiệu dễ nhận biết nhận khi bơm xăng hư hỏng đó là khó khởi động động cơ xe. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này đó là hệ thống bơm xăng phải hoạt động quá tải trọng thời gian dài, từ đó khiến bơm nhiên liệu bị yếu dần theo thời gian.
Bơm nhiên liệu yếu vẫn có thể đưa xăng tới động cơ để đốt cháy nhiên liệu. Tuy nhiên, do không đủ áp suất nên việc khởi động xe sẽ gặp khó khăn hơn.
2. Bơm xăng quá nóng
Bơm xăng nóng có thể là do bơm thường xuyên hoạt động trong điều kiện nhiên liệu ở mức thấp. Lúc này, bơm xăng có thể sẽ không được làm mát đầy đủ khiến bơm xăng dễ bị nóng, lâu dần có thể ảnh hưởng tới độ bền của bơm.
Để hạn chế tình trạng bơm xăng nóng quá mức, bạn không nên để mức xăng xuống mức thấp. Hãy chủ động đổ đầy xăng để bơm xăng ô tô hoạt động hiệu quả và đạt được tuổi thọ cao.
3. Xuất hiện tiếng ồn trong bình nhiên liệu
Khi bơm xăng hoạt động thiếu ổn định, chúng sẽ tạo ra những âm thanh trong lúc vận hành. Một vài trường hợp âm thanh của bơm xăng còn rất lớn, đây là dấu hiệu báo rằng bơm xăng đang gặp vấn đề. Nguyên nhân ở đây có thể là do lọc xăng bị bám nhiều cặn bẩn và cần được thay mới.
Ngoài ra, tình trạng tiếng ồn trong bình nhiên liệu còn xuất hiện trong khi xăng được bơm vào buồng đốt không đủ, làm giảm áp suất bên trong buồng đốt, từ đó sinh ra những tiếng ồn khó chịu khi khởi động động cơ.
4. Động cơ chết máy đột ngột
Nếu chiếc xe của bạn đang chạy bình thường mà bỗng nhiên chết máy đột ngột không thể khởi động lại ngay, thì đây cũng là một trong những dấu hiệu báo rằng bơm xăng ô tô đang gặp vấn đề.
Bơm xăng bị bao phủ bởi bụi bẩn sẽ khiến nhiên liệu bị cản trở khi di chuyển từ bơm đến kim phun, từ đó khiến chiếc xe hoạt động rất “tùy hứng”, lúc thì hoạt động bình thường, lúc thì giật cục hay chết máy đột ngột.
Vậy nên, nếu nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên mang xe tới các trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra, vệ sinh hoặc thay mới bộ lọc xăng nếu cần.
5. Tăng giảm khí xả bất thường
Lượng khí xả ở hệ thống ống xả xe tăng hay giảm cũng phản ánh lên tình trạng hoạt động của bơm xăng ô tô. Đối với trường hợp lượng khí xả giảm, thì khả năng cao bơm xăng đang bị yếu. Ngược lại, nếu khí xả tăng, nhiều khói trắng hơn thì đây là dấu hiệu cho thấy bơm xăng có thể bị hỏng 1 chiều và buồng đốt không thể đánh lửa kịp.
6. Không có tiếng động trong bình xăng
Thông thường khi xe khởi động, động cơ sẽ sinh ra những tiếng ồn. Tuy nhiên, khi đã mở khóa về vị tró ON mà bình chứa nhiên liệu vẫn không có tiếng động gì, thì có thể đã có lỗi ở dây nối, hệ thống điện, rơle điện hoặc do bơm xăng.
7. Xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu
Trong trong số những nguyên nhân khiến xe bị hao xăng hơn bình thường là do lọc xăng bị tắc nghẽn khiến lượng xăng cấp tới buồng đốt không đều, cụ thể:
- Khi thiếu nhiên liệu: động cơ xe sẽ khổ nổ và xuất hiện tình trạng hụt hơi.
- Khi thừa nhiên liệu: động cơ sẽ không đốt cháy hết dẫn tới tình trạng xả khói đen ra ngoài môi trường. Từ đó vừa hao xăng, vừa ô nhiễm môi trường.
Để đảm bảo động cơ luôn hoạt động ổn định và tránh những sự cố không đáng, chủ xe nên chủ động kiểm tra bơm xăng ô tô và bảo dưỡng chúng định kỳ.
III. Hướng dẫn cách kiểm tra bơm xăng xe ô tô
Cách tốt nhất để xác định rằng động cơ đang hoạt động sai lệch có phải do bơm nhiên liệu hay không, đó là kiểm tra bơm nhiên liệu thông qua hệ thống điện và áp suất nhiên liệu.
1. Kiểm tra bơm nhiên liệu thông qua hệ thống điện
# B1: Kiểm tra cầu chì bơm
Trước tiên, bạn cần phải xác định được vị trí cầu chì của bơm xăng. Có 2 khả năng có thể xảy ra:
- Nếu cầu chì cháy: bạn cần thay mới cầu chì có cùng mức ampe. Nếu như sau khi thay cầu chì mới và khởi động lại xe, cầu chi vẫn cháy thì có là do chập mạch. Trong trường hợp này, bạn nên mang xe tới các gara sửa chữa để được kiểm tra và sửa chữa.
- Nếu cầu chì không cháy: Hãy nhờ thêm một người nào đó bật chìa khóa xe, còn bạn hãy lắng nghe xem rơle bơm xăng có nhảy hay không.
# B2: Kiểm tra mức điện áp tại bơm
Trong sách hướng dẫn sử dụng xe có phần “quy trình kiểm tra điện áp bơm xăng”. Nếu nhận thấy không có điện từ cầu chì đến bơm xăng, thì bạn cần phải kiểm tra lại rơle. Rất có thể rơle bơm xăng ô tô đã hư hỏng.
# B3: Kiểm tra mức độ sụt áp bằng đồng hồ VOM
Bước này để chắc chắn rằng dây nguồn có điện áp đủ, dây mát đã được mắc đúng cách. Nếu kết quả kiểm tra tốt, thì bơm nhiên liệu đang có vấn đề và cần được thay thế.
2. Kiểm tra bơm xăng ở áp suất nhiên liệu
# B1: Kiểm tra lọc xăng
Xe sẽ tăng tốc kém hơn nếu như lọc xăng bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, lỗi này lại hay bị lầm tưởng nguyên nhân là do bơm xăng. Vậy nên, để chắc chắn rằng nguyên nhân tới từ đầu, bạn nên tháo lọc xăng ra để kiểm tra.
# B2: Gắn đồng hồ đo áp suất vào đầu nối để kiểm tra bơm xăng
Để thực hiện bước này, chủ xe cần phải có đồng hồ đo áp suất và tìm được vị trí bơm xăng. Trước tiên, bạn hãy tiến hành xác định vị trí đầu nối để gắn đồng hồ đo áp suất (thường nằm ở gần kim phun nhiên liệu).
Sau đó khởi động xe và quan sát áp suất hiển thị trên đồng hồ. Nếu nhận thấy áp suất thay đổi theo tốc độ động cơ thì bơm xăng vẫn hoạt động ổn định, ngược lại thì bơm xăng đang gặp vấn đề và cần được thay mới.
> Xem thêm tin tương tự: Cách kiểm tra hệ thống ABS
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bơm xăng ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân. Nếu xe của bạn đang gặp phải vấn đề mà bạn chưa biết xử lý như thế nào, hãy liên hệ ngay với 911Workshop chúng tôi để nhận tư vấn và sửa chữa chuyên nghiệp nhất!. Chúc các bạn lái xe an toàn!