Hệ thống phanh ABS từ lâu đã trở thành trang bị an toàn mặc định trên các dòng xe hơi. Nó hạn chế gần như tối đa tình trạng bị trượt bánh, lật xe khi phanh gấp bằng cách nhấp nhả tự động liên tục thông qua hệ thống điều khiển điện tử.
Khi hệ thống phanh chống bó cứng gặp lỗi, đèn báo lỗi ABS sẽ sáng để thông báo tới người dùng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến đèn báo lỗi phanh ABS sáng như: cảm biến hỏng, dây điện đứt, điện tiếp xúc của giắc nối kém… hoặc ABS gặp hư hỏng trên từng bánh xe.
Vậy nên, để có thể đưa ra biện pháp khắc phục chính xác thì bạn cần phải kiểm tra và tìm ra được nguyên nhân. Từ đó giúp quá trình sửa chữa diễn ra một cách nhanh chóng để cắt giảm chi phí cũng như thời gian sửa chữa.
1. Cách kiểm tra chất lượng hệ thống phanh ABS
Là bộ phận đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe. Vậy nên, khi sử dụng xe ô tô, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra chúng, đặc biệt là trước và sau mỗi chuyến hành trình dài.
Vậy bạn đã biết làm thế nào để kiểm tra hệ thống này hay chưa? các bạn hãy cùng 911workshop đến với 6 bước cơ bản để kiểm tra chất lượng của hệ thống này:
# Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh ABS
Bước 1: Thực hiện nhả phanh tay
Bươc 2: Mở khóa điện về vị trí ON. Thấy đèn cảnh báo ABS sẽ sáng lên khoảng vài giây và tắt đi ngay sau đó (nếu chưa nhả phanh tay thì đèn báo sẽ không tắt). Tuy nhiên, sau khi bạn đã nhả phanh tay rồi mà đèn vẫn sáng thì có nghĩa rằng hệ thống đang gặp vấn đề.
Bước 3: Bạn hãy thực hiện thao tác đạp phanh chân và sẽ nhận thấy cả hai đèn báo hiệu đều sẽ sáng. Sau khi bạn nhả bàn đạp phanh thì cả hai đèn đều sẽ tắt đi.
Bước 4: Tiếp tục đạp phanh, đồng thời nhồi liên tục nhiều lần với hành trình và lực đạp như nhau. Hãy xem bàn đạp phanh có mềm và lún sâu dần hay không. Nếu có thì có nghĩa rằng hệ thống ABS đang có dấu hiệu rò rỉ dầu phanh, hoặc có khí lọt vào trong hệ thống.
Bước 5: Hãy tiếp tục đạp phanh thật mạnh và giữ nguyên lực phanh một lúc, nếu thấy bàn đạp phanh đi xuống và đồng thời đèn cảnh báo phanh không còn sáng ngay, mà phải chờ một lúc mới sáng lên thì khả năng cao hệ thống đang rò rỉ dầu hoặc xylanh thủy lực đang hỏng phớt.
Bước 6: Nếu xe bạn đang kiểm tra có sử dụng bộ trợ lực chân không, các bạn hãy kiểm tra theo các bước sau:
# Kiểm tra hệ thống phanh có bộ trợ lực chân không
Bước 1: Trước khi nổ máy, bạn hãy đạp bàn đạp phanh với một lực vừa phải và giữ nguyên lực chân, đồng thời khởi động động cơ. Nếu bàn đạp phanh di hạ thấp xuống một đoạn ngắn thì có nghĩa hệ thống trợ lực chân phanh hoạt động kém hiệu quả.
Bước 2: Chạy thử xe, nếu có cảm giác chân phanh bị hẫng, mất cảm giác đạp chân phanh thì có nghĩa van trợ lực chân không trên xe đã mòn, nở, nứt hoặc hỏng. Hiện tượng mất cảm giác đạp chân phanh cũng có thể là van trợ lực chân không đang bị sai lệch vị trí.
Bước 3: Ở xe động cơ xăng có bộ chế hòa khí, nếu thấy khó nổ máy hoặc mất khả năng chạy ở tốc độ thấp thì có thể chúng đã bị hở đường chân không. Bộ trợ lực chân không sẽ hoạt động hiệu quả khi dừng xe hoặc tắt máy và vẫn duy trì được độ hiệu quả từ 2 – 3 lần đạp tiếp theo.
Bước 4: Chạy xe với vận tốc khoảng 30km/h và đạp chân phanh, nếu cảm giác êm không bị giật và quãng đường phanh tính từ khi đạp chỉ khoảng từ 10 – 15 m, hoặc khi chạy xe với vận tốc khoảng 40km/h mà khi đạp phanh vẫn êm và không lệch hướng chuyển động, thì có nghĩa là hệ thống phanh đạt hoạt động hiệu quả.
2. Nên tự sửa chữa hệ thống ABS tại nhà hay không?
Trên các trang mạng xã hội, nền tảng chia sẻ video có khá nhiều bài đăng hướng dẫn cách tự sửa chữa hệ thống phanh ABS tại nhà. Nếu như bạn am hiểu, đủ kỹ năng, cũng như sở hữu đầy đủ các công cụ kiểm tra, sửa chữa và xóa lỗi bằng máy chẩn đoán, thì bạn có thể tự tiến hành công việc sửa chữa ABS tại nhà.
Tuy nhiên, để sửa chữa phanh ABS đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Chỉ cần một bước sai sót thôi cũng khiến bạn phải trả giá, đồng thời tính an toàn khi sử dụng xe cũng không được đảm bảo. Ngoài ra, sau khi sửa chữa bạn cần phải xóa đèn báo lỗi, có thể phải chạy Roadtest, cài đặt lại hệ thống…
Trong trường hợp nếu lỗi vẫn chưa được xử lý triệt để mà bạn cố gắng xóa đèn báo ABS có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như việc mất phanh ABS.
Tốt hơn hết, để đảm tính an toàn khi sử dụng, nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra ở ABS, bạn nên mang xe tới những gara chuyên sửa chữa phanh ABS để được kiểm tra và sửa chữa.
3. Garage chuyên sửa chữa hệ thống ABS chuyên nghiệp
Nếu chiếc xe của bạn đang gặp phải các lỗi hư hỏng ở hệ thống ABS mà vẫn chưa thể tìm kiếm được cho mình một garage sửa chữa phanh ABS chuyên nghiệp, hãy đến với 911Workshop để được kiểm tra và sửa chữa một cách nhanh chóng và triệt để nhất.
Là garage chuyên sửa chữa các dòng xe ô tô cao cấp, sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ sửa chữa hiện đại… chúng tôi tự tin có thể sửa chữa triệt để mọi pan bệnh trên xe ô tô một cách triệt để, kể cả là những pan bệnh khó nhất.
Vậy nên hệ thống phanh ABS trên chiếc xe của quý khách đang gặp lỗi, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Garage chúng tôi hân hạnh đón tiếp quý khách!