Tại mốc bảo dưỡng 20000km, các trung tâm bảo dưỡng sẽ liệt cấp độ 3 vào cấp trung bình, và các hạng mục cần tiến hành bảo dưỡng sau khi chiếc xe đã di chuyển được 20.000km hoặc 12 tháng tính từ thời điểm bảo dưỡng trước đó.
Một nguyên tắc chung trong quy trình bảo dưỡng định kỳ theo các cấp đó là, các cấp cao sẽ bao gồm cả các công việc cần bảo dưỡng tại các cấp thấp hơn. (Lưu ý, ở cấp độ 3 có khoảng thời gian giãn cách 40 ngàn km, có nghĩa các hạng mục dưới đây sẽ được áp dụng cho các lần tiếp theo ở 20 ngàn, 60 ngàn, 100 ngàn...Km)
1. Thay dầu động cơ khi bảo dưỡng 20000km
Đây là công việc cần phải tiến hành thực hiện cứ sau mỗi 5.000km sử dụng xe (một số dòng xe của châu Âu như BMW, Mer… thì là 4.000km). Khi thay nhớt, bạn nên sử dụng loại dầu chính hãng hoặc của các thương hiệu nổi tiếng như Castrol, Total… Tùy thuộc vào từng loại động cơ mà bạn sẽ đưa ra sự lựa chọn thích hợp dành cho chiếc xe của mình.
2. Thay lọc dầu động cơ
Dầu động cơ đảm nhận một vài trò vô cùng quan trọng trong hệ thống bôi trơn. Và lọc dầu động cơ sẽ đảm nhận nhiệm vụ lọc sạch các cặn bẩn lẫn trong dầu, để đảm bảo dầu bôi trơn luôn sạch khi đi tới các chi tiết.
Nếu như trong dầu lẫn cặn bẩn thì rất dễ gây ra các vết xước bề mặt chi tiết, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ. Cứ sau khoảng 10.000km xe vận hành thì lõi lọc thường bị bám rất nhiều bụi bẩn khiến hiệu quả lọc giảm đi, từ đó ảnh hưởng tới động cơ. Vậy nên, các nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng cứ 2 lần thay dầu nhớt thì chủ xe nên thay lọc nhớt 1 lần.
3. Kiểm tra tổng quát, vệ sinh hoặc thay mới lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ đảm nhận nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi đi vào buồng đốt nhằm đảm bảo hỗn hợp hòa khí đạt được tỷ lệ chuẩn, để từ đó động cơ có thể đốt sạch hết nhiên liệu và đạt được công suất tối đa trong quá trình hoạt động.
Thông thường, sau 20.000km xe vận hành thì lọc gió động cơ đã bẩn. Lúc này, không khí di chuyển qua lọc gió tới động cơ sẽ không đủ, chất lượng không khí cũng giảm thiểu khiến xe thải ra nhiều khói đen.
Vậy nên khi tại mốc bảo dưỡng 20000km, các KTV sẽ tháo ra và làm sạch bằng hơi áp lực cao. Tuy nhiên, nếu nhận thấy lọc gió đã có dấu hiệu mục thì cần phải thay mới. Đặc biệt, đối với những người thường xuyên sử dụng xe trong điều kiện vận hành khắc nghiệt như nhiều bụi bẩn và độ ẩm cao, thì ở mức bảo dưỡng xe 20000km cần thay mới lọc gió luôn.
3. Kiểm tra tổng quát, vệ sinh hoặc thay mới lọc gió điều hòa
Tương tự như lọc gió động cơ, để đảm bảo chất lượng không khí của điều hòa, thì ở mốc bảo dưỡng xe ô tô 20000 cũng cần phải vệ sinh hoặc thay mới lọc gió điều hòa nếu như chúng đã bị mục.
4. Bảo dưỡng hệ thống phanh trên cả 4 bánh xe
Đây là công việc cần phải thực hiện ở mọi cấp bảo dưỡng trước đó và sau này. Phanh xe ô tô giúp đảm bảo tính an toàn trong việc sử dụng xe. Chúng thường xuyên phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ cao do phải ma sát lớn. Vậy nên, bề mặt má phanh và đĩa phanh rất dễ bị mòn, cần sử dụng giấy giáp để đánh lại bề mặt.
Ngoài ra, tại mốc bảo dưỡng 20000km, KTV cũng sẽ tiến hành kiểm tra lại má phanh xem xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nứt vỡ, hoặc xem xem đĩa phanh có cần láng lại hay không.
Nếu có, sau khi láng lại đĩa phanh cần thay mới má phanh, sau đó sẽ bôi mỡ bôi trơn nhằm bảo vệ các chốt phanh. Đồng thời kiểm tra các cao su che bụi, cuppen phanh để đảm bảo cao su vẫn còn hoạt động hiệu quả.
5. Kiểm tra tổng thể hệ thống khung gầm
Tại mốc bảo dưỡng xe 20000km, hệ thống khung gầm cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tác nhân từ môi trường. Vậy nên, các KTV sẽ tiến hành kiểm tra các chi tiết như rotuyn cân bằng, các đăng, thước lái, giảm chấn, tăm bông… để chắc chắn rằng chúng vẫn đang còn hoạt động hiệu quả. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào sẽ tiến hành khắc phục.
6. Kiểm tra các dung dịch trên xe
Đây là công việc phải thực hiện ở hầu hết các cấp bảo dưỡng (chứ không riêng tại mốc bảo dưỡng 20000km), thậm chí các bạn có thể bỏ ra 5 – 10 phút để tự kiểm tra chúng thường xuyên như: kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh, dầu hộp số… để chắc chắn rằng chúng vẫn ở mức tiêu chuẩn. Nếu thiếu bạn cần bổ sung thêm là được.
7. Kiểm tra bugi và ắc quy
Đa số các tình trạng liên quan tới việc khó khởi động xe đều bắt nguồn từ bugi và ắc quy. Ở mốc bảo dưỡng xe ô tô 20000km này, hãy tiến hành vệ sinh bugi, kim phun và họng hút của xe. Đồng thời cũng đừng quên kiểm tra và vệ sinh bình ắc quy.
8. Kiểm tra toàn bộ các hệ thống đèn, hệ thống lái
Hãy đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống đèn trên xe hoạt động ở mọi chế độ, ánh sáng không bị lệch và mờ. Hệ thống lái cần phải làm việc hiệu quả, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lệch lái, nhẹ/năng tay lái.
Nếu không đạt yêu cầu, hãy kiểm tra lại hệ thống lái và trợ lực lái để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý.
Ngoài ra, tùy vào điều kiện vận hành và loại xe mà tại mốc bảo dưỡng 20000km sẽ có thể sớm hơn. Vậy nên, bạn cần kiểm tra thật kỹ và tham khảo thêm các thông tin từ nhà sản xuất xe để nắm bắt được thời gian bảo dưỡng chính xác nhất.
> Xem thêm tin tương tự: mốc bảo dưỡng ô tô 10000km
Hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì của các cấp bảo dưỡng định kỳ xe ô tô, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ miễn phí giúp bạn. Chúc các bạn lái xe an toàn!