Vô lăng bị nặng bởi rất nhiều nguyên nhân từ hệ thống lái gây nên. Hệ thống lái ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn khi sử dụng xe, nếu như chúng gặp vấn đề, người lái có thể sẽ bị mất kiểm soát khi điều khiển.
Một trong số những nguyên nhân dẫn tới việc mất kiểm soát tay lái xe ô tô đó là vô lăng lái bị nặng khi đánh lái. Vậy những lý do nào khiến vô lăng nặng tay khi đánh lái? Hãy cùng gara ô tô chúng tôi điểm qua 5 Lý do chính khiến vô lăng xuất hiện tình trạng nặng tay lái ngay sau đây!
1. Vô lăng bị nặng do thước lái gặp vấn đề
Thước lái là bộ phận giúp kết nối trực tiếp giữa vô lăng với hai bánh xe trước. Thông qua vô lăng, người lái sẽ điều hướng hướng di chuyển của chiếc xe. Theo thời gian, các bộ phận cấu tạo nên thước lái có thể bị mòn, từ đó dẫn tới tình trạng gặp khó khăn khi điều hướng bánh xe.
Nếu như sau khi bạn khởi động và thử điều hướng vô lăng mà bị nặng, thì chắc chắn rằng thước lái đang gặp vấn đề. Sau một lúc xe vận hành, thước lái sẽ được bôi trơn và dấu hiệu này sẽ giảm dần. Nhưng trên thực tế thì thước lái đã gặp phải những hư hỏng, bạn nên sớm mang xe đi kiểm tra, tránh để lâu dẫn tới những hư hỏng nặng.
2. Áp suất lốp thấp khiến vô lăng lái nặng khi đánh lái
Nếu như áp suất lốp ô tô thấp hơn quá nhiều so với thông số tiêu chuẩn của nhà sản xuất, thì việc đánh lái sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Các nhà sản xuất lốp khuyến nghị rằng, để chiếc xe vận hành hiệu quả nhất thì lốp xe cần phải đạt các chỉ số PSI tiêu chuẩn.
Vậy nên, khi suất lốp thấp sẽ dẫn tới tình trạng đánh vô lăng bị nặng lái hơn. Ngoài ra, lốp thiếu áp suất cũng sẽ khiến động cơ cần phải hoạt động nhiều hơn, từ đó dẫn tới tình trạng tiêu hao nhiều nhiên liệu.
3. Dây curoa dẫn động bơm trợ lực bị chùng
Đây cũng là một trong những lý do khá phổ biến khiến vô lăng nặng khi đánh lái. Bởi vì khi dây curoa dẫn động bơm bị chùng, khả năng dẫn động sẽ bị giảm xuống đáng kể và khiến vô lăng sẽ bị nặng hơn khi đánh lái.
4. Có vấn đề về dầu trợ lực lái
Trong điều kiện hoạt động thông thường, tình trạng thiếu dầu trợ lực lái rất hiếm khi xảy ra. Nếu xảy ra, khả năng cao đã xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu trợ lực lái và bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống trợ lực. Nếu như thiếu dầu trợ lực lái thiếu thì tình trạng vô lăng bị nặng lái hơn so với bình thường.
Ngoài ra, do là dạng chất lỏng nên dầu trợ lực lái cũng có thể bị cô đặc, nhiễm cặn bẩn… làm mất đi khả năng bôi trơn hệ thống lái. Vậy nên, bạn cần phải thay mới dầu trợ lực lái định kỳ sau mỗi 60.000 – 80.000 km xe vận hành, đồng thời thường xuyên kiểm tra dầu trợ lực lái và châm thêm nếu nhận thấy thiếu dầu.
5. Hỏng bơm trợ lực lái
Bơm trợ lực lái là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống lái, nó đảm nhận nhiệm vụ tạo ra áp suất để hệ thống trợ lực lái có thể hoạt động hiệu quả. Khi bơm trợ lực lái hỏng, dầu trợ lực lái không được cung cấp đủ tới hệ thống trợ lực lái, từ đó khiến việc đánh lái vô lăng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể đánh lái được.
> Xem thêm bài viết liên quan: Hư hỏng của thước lái ô tô
Trên đây là 5 nguyên nhân khiến vô lăng lái bị nặng khi đánh lái. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích dành cho bản thân.
Đối với những trường hợp như thiếu dầu trợ lực, hoặc do áp suất lốp, thì bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà. Còn đối với các trường hợp nặng hơn cần đến gara ô tô, mà bạn cần tư vấn thêm về báo giá và sửa chữa cho vấn đề vô lăng bị nặng, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chúc các bạn lái xe an toàn!